Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh tại Hồ Chí Minh đang có xu hướng gần đạt đỉnh cuối tháng 6 và có xu hướng giảm đầu tháng 7/2021. Chính quyền cũng đã tập trung toàn bộ sức lực để theo dõi sát sao việc lây lan vi rút, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vacxin toàn dân. Câu hỏi đặt ra là sau dịch bệnh, kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh sẽ phục hồi như thế nào?

Điều đáng mừng là từ năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát mạng lại Việt Nam, nước chúng ta nằm trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng tích cực trong suốt thời gian dịch bệnh. Việt Nam hiện nay đang có chỉ số tăng trưởng GDP trên toàn cầu ở mức 2.9%, theo và đặt mục tiêu đạt 6.5% theo thông tin từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Nhu cầu người tiêu dùng tăng mạnh mẽ đối với các hàng nội địa và quốc tế. Tại Bắc Mỹ và Châu Âu, người dân dùng khoảng thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng để làm vườn, chăm sóc, sửa sang nhà cửa và làm việc từ xa, sử dụng các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam đã giành được nhiều thị phần tại thị trường các nước láng giềng Châu Á vì các xí nghiệp của họ đang tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động dưới năng suất. Sự mở rộng giao thương của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế nhanh chóng. Các công ty địa phương sẽ nhanh chóng lấy lại tốc độ phát triển sau đại dịch. Rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đã “chọn mặt gửi vàng Việt Nam làm nơi đầu tư vì tin tưởng vào sự tăng trưởng ổn định và những cơ hội hấp dẫn đầy tiềm năng.

Xu thế thuê văn phòng trong thời gian tới.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sau đại dịch, nhu cầu thuê văn phòng làm việc tại các tòa nhà sẽ tăng cao nhanh chóng. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh để tìm được địa điểm thuê văn phòng tốt với giá cả hợp lí.

Hơn nữa, dịch bệnh đã khiến nhân viên xa rời văn phòng và làm việc tại nhà một thời gian khá lâu. Điều này khiến vai trò và văn hóa công ty khó được duy trì. Theo dự báo của Savills, đến năm 2024, thế hệ millennials (những người sinh trong giai đoạn 1981 – 1996) sẽ chiếm 75% lực lượng lao động, trong đó các đối tượng lao động thuộc nhóm Gen Z cũng chiếm hơn 35%. Đây là những đối tượng có nhu cầu học hỏi cao, tôn trọng những giá trị truyền thống nhưng sẵn sàng tích hợp chúng trong bối cảnh hiện đại.

Sự thay đổi chóng mặt về kinh tế và con người sau đại dịch khiến xu hướng thiết kế văn phòng trong tương lai có sự chuyển mình đáng mong đợi. Việc xây dựng một không gian làm việc mở, nơi có thể giao lưu giữa các phòng ban là điều tất yếu. Do đó, thị trường văn phòng trong và sau dịch bắt đầu để ý một thành viên mới: văn phòng chia sẻ.

Văn phòng chia sẻ không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà còn lợi ích về vấn đề tài chính, thích hợp cho những công ty vừa khởi nghiệp. Coworking space là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các công ty khởi nghiệp bởi tính linh hoạt của không gian làm việc cũng như sự tối ưu chi phí mà nó đem lại. Bên cạnh đó tại đây, các startup cũng có thể tìm kiếm cho mình những đối tác mới bằng cách kết nối trong không gian làm việc chung với nhau.

Hello World Saigon | Đón đầu xu hướng với văn phòng chia sẻ hiện đại bậc nhất

Có lẽ đã đến thời điểm chúng ta nên điều chỉnh sự hiểu biết về nơi làm việc sau đại dịch Covid.  Trang bị một tầm nhìn mới, nơi mà chúng ta dành ít thời gian đi lại hơn, tập trung vào việc sáng tạo và cộng tác để tạo ra những giá trị tuyệt vời nhất.

Tọa lạc tại Saigon Pearl, khu trung tâm đắc địa của Sài Gòn, Hello World Saigon đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp với chi phí bỏ ra hợp lý nhưng nhiều tiện ích ưu việt giúp doanh nghiệp duy trì văn hóa công ty. Cộng đồng HWS ngày một lớn mạnh với những tên gọi quen thuộc như Group 360, Dable, một trong những công ty Unicorn của Hàn Quốc,… HWS sẵn sàng chào đón những thành viên mới kết nối và giao lưu trong không gian làm việc của những người trẻ đầy nhiệt huyết và năng động này.